PHONG THUỶ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
(trích đăng 6 phần trong các bài viết về phong thuỷ

Phần 1:
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHONG THUỶ

Phong thuỷ là những kinh nghiệm dân gian truyền thống kết hợp với văn hoá tâm linh của dân tộc, đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu. Ngay từ khi chưa hình thành lãnh thổ ( khoảng 6-8 ngàn năm trước) đây là thời kỳ đồ đá cũ, được thể hiện trong các khái niệm văn hoá sơn vi Hoà Bình… Khởi đầu cho việc hình thành các quan niệm về phong thuỷ.
Theo quan niệm của con người là làm sao để sắp sếp nơi sinh sống sao cho thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đất và nhà ở phải có tường bao, bờ rào cho kín đáo, cổng phải có cánh cổng, có then cài cho an toàn, nhà phải có cánh dại che nắng che mưa, trong nhà phải có phòng rộng để hội họp tiếp khách, bên trong phải có buồng để ngủ, nơi thờ cúng thần linh và tổ tiên thường để ở nơi trang trọng nhất, lại căn cứ vào hướng gió để làm bếp, gió thổi từ bên trái tới thì làm bếp bên phải, gió thổi từ bên phải tới thì làm bếp bên trái để tránh bụi khói, tương tự như vậy mà con người đã tính toán làm nhà vệ sinh và nơi chăn nuôi gia súc… Nhà phải tựa vào núi giống như ngai ngồi có điểm tựa, phía trước có hồ nước làm cho trường khí được thanh lọc sạch sẽ, bên phải là con đường, bên trái có dòng suối chảy để thể hiện sự sung túc và hài hoà về âm dương, trải qua hàng ngàn năm được đúc kết để rồi khái niệm về phong thuỷ cũng được nâng dần lên đến kỹ thuật và sự tính toán tỷ mỉ.
Năng lượng của đất hay còn gọi là âm khí, năng lượng của gió hay còn gọi là dương khí… thì đó là Phong, nơi trường linh khí hội tụ thì đó được coi như khí huyệt.
Nước chảy phải có chỗ dừng nghĩa là những nơi có dòng xoáy tạo ra thế đất bồi và nở thì ở đó ta gọi là Thuỷ sinh nghĩa là vật chất được sinh ra từ dòng nước xoáy và bồi, đó là nơi cây cối sinh sôi nó thể hiện cho sự hưng vượng và trường tồn chứ không phải là nơi sinh ra nước. Cho nên ta từng nghe khi xưa Cụ Tả Ao phải trọn nơi nước xoáy để táng di hài của Mẹ mình là vậy.
Đó là thuật ngữ và hiện tượng cho từ Phong Thuỷ chứ không như ta nghĩ đơn giản Phong là gió, Thuỷ là nước!
Người làm phong thuỷ phải nắm vững nguyên lý về âm dương nghĩa là chọn nơi ở, nơi yên nghỉ căn cứ vào ánh sáng mặt trời, mặt trăng để làm sao nơi đó luôn được hưởng tối đa những năng lượng tốt nhất từ hai trạng thái của thái cực, làm cho trường khí luôn như một dòng chảy xuyên suốt không ngừng nghỉ, cho nên từ xưa các ngôi mộ cổ như ở tháp Ai Cập hay đền Ăng kor Cam Pu Chia đều chọn thời điểm ánh sáng giờ chính ngọ 12 giờ trưa dọi thẳng vào chính ngôi mộ đó là cái lý về cách tận dụng trường khí âm dương trong thuật phong thuỷ.
Quan niệm về tứ tượng trong thuật phong thuỷ cũng được cân nhắc rất kỹ đó là tượng hình của bốn chòm sao trên bầu trời, mỗi chòm lại có bảy chòm sao nhỏ hợp thành. Khi làm nhà ở hay xây mộ cho người mất căn cứ vào đó để xoay chuyển sao cho phù hợp với bản mệnh của từng người.
1- Hướng Đông Thanh Long là chòm sao Rồng xanh gồm có:
Giốc (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo).
2- Hướng Tây Bạch Hổ là chòm sao Hổ trắng gồm có:
Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn).
3- Hướng Nam Chu Tước là chòm sao Chim Phượng đỏ gồm có:
Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)
4- Hướng Bắc Huyền Vũ là linh khí của Bắc Đẩu tượng quái Rùa và Rắn đen gồm có:
Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím).
Tứ tượng cũng thể hiện cho bốn trạng thái là: Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.
Nó còn được phân chia bởi các thiên thể:
Nhật-Mặt Trời. Nguyệt-Mặt Trăng. Tinh-các vì sao đứng yên, định tinh. Thần hay Thìn là các ngôi sao chuyển động, ta gọi là hành tinh.
Trong quan niệm của châu âu hay phương tây thì tứ tượng là tứ đại nguyên tố gồm: Nước, Lửa, Gió, Đất.
Tứ tượng còn là phương pháp định tính theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy việc tổng quát và làm rõ khái niệm tứ tượng trong phong thuỷ là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm một khu đất đẹp cho người được sử dụng.

Phần 2:
NGŨ HÀNH VÀ BÁT QUÁ TRONG PHONG THUỶ

A- Ngũ Hành.
Ngũ hành là sự quy ước của con người về 5 hiện tượng, 5 vật chất cơ bản để ứng vào vận mệnh của mỗi con người.
Trong đó bao gồm: Mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ.
– Mộc là cây cối, là màu xanh lục hướng đông, mùa xuân, là Thanh long, là thế đất dài, và vật nuôi là Chó.
– Hoả là lửa, là màu đỏ lửa, hướng nam, mùa hè, là Chu tước, là thế đất nhọn, và vật nuôi là Dê.
– Thổ là đất, là màu vàng thổ, hướng dưới chân mình, là con Kỳ hưu, là thế đất vuông, và vật nuôi là Trâu.
– Kim là không khí (nhiều người nói là kim loại) màu trắng trong, hướng tây, là Bạch hổ, là thế đất tròn, và vật nuôi là Gà.
– Thuỷ là nước, là màu đen sương mù hay mây đen, hướng bắc, là Huyền vũ, là thế đất ngoằn ngoèo, và vật nuôi là Lợn.
Cơ bản trong ngũ hành là tương sinh và tương khắc, tương thừa và tương vũ. Nó như trạng thái “ khắc khắc, sinh sinh, khắc sinh, sinh khắc, sinh sinh, khắc sinh.„
Căn cứ vào các yếu tố trên ta lựa chọn cho mình màu sắc của quần áo, trang sức, thế đất, vật nuôi… sao cho tương sinh với bản mệnh của mình.
B- Bát Quái.
Theo quan điểm của đạo giáo khởi đầu từ vô cực đến khởi điểm của thái cực rồi lại đến thái cực sinh lưỡng nghi sinh tứ tượng sinh bát quái và sinh ra vạn vật.
Có hai phương pháp ứng dụng bát quái trong phong thuỷ đó là (Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái.)
Tiên thiên bát quái là các cặp quái (quẻ) tạo nên sự tương sinh theo đông tứ mệnh và tây tứ mệnh đó là ( càn khôn, chấn tốn, khảm ly, cấn đoài )
Hậu thiên bát quái là chỉ rõ tám phương hướng cụ thể:
– Càn là trời hướng tây bắc thuộc hành kim.
– Khảm là nước hướng chính bắc thuộc hành thuỷ.
– Cấn là núi hướng đông bắc thuộc hành thổ dương.
– Chấn là sấm chớp hướng chính đông thuộc hành mộc âm.
– Tốn là gió hướng đông nam thuộc hành mộc dương.
– Ly là lửa hướng chính nam thuộc hành hoả.
– Khôn là đất hướng tây nam thuộc hành thổ âm.
– Đoài là ao hồ đầm lầy hướng chính tây thuộc hành kim.

Phần 3:
PHONG THUỶ ĐỊA LÝ VÀ LONG MẠCH

A- Địa Lý:
Địa lý ta hiểu theo ngôn ngữ của Hy Lạp nghĩa là sự mô tả trái đất. Trong đó có biển, đảo, đất liền, núi đồi, sông hồ, nhà cửa, đường đi…
Phong Thuỷ địa lý là căn cứ vào sự mô tả ấy để chọn miền đất, vùng đất, khu đất, mảnh đất… Phục vụ cho ý tưởng của con người.
Trong ứng dụng phong thuỷ địa lý người làm phong thuỷ phải đặt câu hỏi cho mình và tự mình phải trả lời:
( định làm gì, cho ai, ở đâu, khi nào, làm như thế nào? )
Thực chất vấn đề này ngay từ khi loài người nguyên thuỷ sống ở thảo nguyên châu phi cách đây hơn ba triệu năm, họ đã biết đi săn bắn, đánh bắt kiếm ăn và vào hang đá ở để tự bảo vệ mình khỏi những loài muông thú. Từ đó đã định hình việc lấy đá che chắn, tìm những hang kín đáo an toàn, không khí thoáng mát, gần hồ gần sông nước để sống. Đó chính là Phong thuỷ sơ khai của loài người.
Trong nền văn minh của Ai Cập cổ đại họ đã tìm những vùng đất thuận lợi bên dòng sông Nil nay là thành phố Cairo để sinh sống, loài người trên thế giới hầu hết đều tìm đến những vùng có hồ nước có sông lớn để sinh tồn, bởi lẽ ở đâu có nước ở đó có sự sống. Chính điều đó đã hình thành khái niệm cho phong thuỷ địa lý sau này.
Vậy nên việc hoạch định chiến lược cho một quốc gia, một thành phố, một làng xóm, hay một gia đình đều phải áp dụng chuẩn mực về phong thuỷ địa lý để mang lại sự hưng vượng và bình an.
Trong đó vấn đề cần quan tâm đó là Dương Trạch và Âm Trạch và Thiên Văn.
– Dương Trạch là phần quy hoạch, xây dựng những kiến trúc nổi như nhà cửa, đường phố, cây cối, đồi núi, sao cho hài hoà theo thuyết âm dương, ngũ hành, tứ tượng, bát quái theo lý thuyết địa lý phong thuỷ.
– Âm Trạch là phần quy hoạch, xây dựng những kiến trúc chìm như đào sông, hồ, đường hầm, lăng tẩm, mồ mả… Đồng thời giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan đến long mạch, huyệt đạo, có thể trấn yểm, phá trấn, chống trùng tang, và mọi nghi lễ liên quan đến mộ táng của người chết…
Việc kết hợp hài hoà trong kiến trúc xây dựng giữa Dương trạch, Âm trạch, Thiên văn là một nghệ thuật đỉnh cao mang lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.
B- Long Mạch:
Long mạch ta hiểu là một dòng Sinh khí, một dòng Năng lượng, hay một dòng Nước chảy dài như một con Rồng mang lại sự thịnh vượng cho tất cả khu vực mà nó đi qua. Người làm phong thuỷ phải làm thế nào để biết rằng ở dưới lòng đất sâu lại có được long mạch?
Trong quá trình trái đất tự quay quanh mình nó làm cho vỏ trái đất dịch chuyển gây xô sát địa tầng, từ đó tạo ra các rãnh nứt có thể gây lún đất ở bề mặt địa cầu, điều này tạo nên các thung lũng ngầm trong lòng đất chứa nước làm cho phần bề mặt cây cối xanh tốt chạy dài một dải như một con Rồng uốn lượn căn cứ vào đó ta có thể nhận thấy long mạch qua cảm quan bằng mắt thường.
Trên đỉnh núi hay đồng bằng cũng vậy sự khác biệt trên bề mặt đất là cách để nhận biết dòng nước chảy bên dưới.
Lại có những dòng năng lượng chạy bên trên bề mặt đất như dòng khí dựa vào các phần nổi của dãy núi, đồi khiến cho vùng đất có khí đi qua luôn được sung túc.
Việc tìm long mạch ngày nay không còn khó nữa do khoa học hiện đại đã sản xuất ra các máy đo từ trường của trái đất căn cứ vào đó ta có thể tìm thấy hướng đi của long mạch một cách nhanh chóng mà không cần đến những kỹ thuật thủ công như rắc muối, hay úp lá để xác định long mạch.

Phần 4:
CÁC TRƯỜNG PHÁI PHONG THUỶ THẾ GIỚI.

Nói đến Phong Thuỷ là nói đến nghệ thuật sắp đặt, một loại nghệ thuật đỉnh cao kết hợp hài hoà giữa vật chất và tinh thần.
Trong quá trình tiến hoá phát triển loài người luôn vươn tới cái đẹp, cái tốt cái thuận lợi, đơn giản mà hiệu quả để phục vụ cho đời sống con người.
Khi có con người thì khái niệm phong thuỷ được rõ nét hơn, mặc dù vạn vật bản chất phong thuỷ đã có sẵn từ khi khai thiên lập địa, hay để duy trì đời sống và sự trường tồn của muôn loài thì bản chất phong thuỷ cũng đã đương nhiên hình thành trong mỗi một loài động vật vẫn đang tồn tại và đồng hành cùng chúng ta. Các loài mà nghệ thuật sắp đặt phong thuỷ tiêu biểu và có tổ chức gần giống như loài người là Ong và Kiến…
Trong nghệ thuật phong thuỷ có ba trường phái lớn.
1- Phái Hình Thế: là căn cứ vào hình thế địa lý để xác định huyệt vị. Thông thường nhà phong thuỷ xem hình thế của dải đất có các dáng dấp giống con gì, cái gì… Trên cơ sở đó mà chọn các điểm gọi là huyệt vị trên dải đất, để thiết kế xây dựng theo mục đích và ý tưởng sử dụng.
2- Phái Lý Pháp: là căn cứ vào dịch lý, âm dương tứ tượng, ngũ hành bát quái, từ đó áp dụng bát trạch, huyền không và tứ trụ, thậm chí cả tử vi của mỗi người, để thiết kế và xoay chuyển địa thế tạo ra những dòng năng lượng tự nhiên phục vụ cho mục đích thiết kế xây dựng và sử dụng tốt nhất.
3- Phái Tư Duy: là làm theo kiến trúc khoa học thực tiễn trên cơ sở đó để phát triển ý tưởng trong quá trình xây dựng và thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Quan điểm về phong thuỷ của các nước trên thế giới còn phụ thuộc vào văn hoá, tôn giáo của mỗi nước đó. Mỗi tôn giáo có một quan niệm và một bản sắc riêng.
Người làm phong thuỷ phải hiểu được văn hoá ở nơi mình làm để tính toán sao cho phù hợp với truyền thống của vùng đó.
Các nước có niềm tin về Chúa thì với họ Đức Chúa ngự trị ở mọi nơi. Nơi nào có Chúa nơi đó là tốt đẹp. Họ chỉ cần xây dựng hoàn toàn khoa học hợp lý đẹp sạch và thoáng tầm mắt nhìn. Quan điểm trong một phòng làm việc của họ, họ cần có không gian phía trước, họ thường quay lưng ra cửa kính để tận dụng ánh sáng bên ngoài và tầm quan sát luôn luôn được tốt. Ta xem nơi làm việc của tổng thống Mỹ và các nước châu âu phần lớn họ đều ngồi quay lưng ra cửa kính, phía sau có vườn cây, sông núi không gian rộng lớn.
Ở các nước châu á đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam thì có quan niệm ngồi quay lưng vào tường cho kín đáo và quay mặt nhìn ra cửa sổ để thấy vạn vật chuyển động và không gian trước mặt mình…. Tôi không phân tích kỹ quá về vấn đề này mà chỉ nêu hiện tượng để chúng ta thấy một sự việc mà hai cách nhìn khác nhau.
Ở ta khi treo ảnh Phật hay các vị thánh thần thường ở trên cao nhất.
Ở châu âu họ treo ảnh Chúa ở ngang tầm nhìn họ không có quan niệm là phải để ảnh của Chúa cao hơn ảnh của mình.
4- Phái Thiên Phù: Là một trường phái mới dựa trên đức tin tuyệt đối vào Thượng Đế kết hợp với những nguyên tắc của lý pháp, hình thế, và thực tiễn để xoay chuyển vận khí tác động trực tiếp vào các yếu tố mang tính tâm linh, huyền bí, nhằm phục vụ tốt nhất mọi giá trị sống của con người.
Chỉ sơ qua vài nét vậy ta cũng thấy quan điểm về phong thuỷ của các trường phái trên thế giới có những điểm khác nhau.

Phần 5:
PHONG THUỶ KẾT HỢP VỚI KHOA HỌC
VÀ BỐ CỤC THẾ GIỚI

Trong các bảng số cũng như sự biến hoá của vũ trụ, vạn vật được sắp xếp như một công thức hay định luật, thì con người và thế giới cũng được phát triển giống như công thức của bản tuần hoàn nguyên tố hoá học, nó không có điểm dừng bởi sự thay đổi thường xuyên.
Các yếu tố của tầng địa chất, tầng khí quyển và quy luật tương quan trong tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ. Là những yếu tố cơ bản trong bố cục của một bức tranh hay một thế giới mở, mà trong đó mặt đất là trung gian cho hai trạng thái âm và dương.
Trạng thái âm trong bố cục của thế giới bao gồm:
-5. Lõi trái đất màu đỏ còn gọi là lõi nhân hoặc lõi trong. Là điểm cực nhiệt trong âm. Thể hiện bản chất của một bố cục bó, sự bùng nổ của áp lực, nhiệt độ của nó có thể lên tới 12.000 độ c, phát ra từ trường tạo thành lực hút của trái đất.
-4. Lõi ngoài của trái đất là một dạng lõi bởi các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 6.000 độ c, với nhiệm vụ điều chỉnh và tiếp dẫn từ trường của lõi nhân.
-3. Tầng địa kim, hay còn gọi là tầng dẻo, tầng ( Manti ) là tầng lắng đọng các yếu tố kim loại nặng tầng kìm chế năng lượng của lõi, nó tồn tại ở thể dẻo và rắn có độ nhờn cao, đây cũng được coi như tầng của nham thạch màu đỏ và chuyển dần vàng nhạt hay trắng bạc và xẫm màu dần sang màu nâu tối, nó được bao bọc bên ngoài bởi một lớp đá.
-2. Tầng thuỷ văn địa tầng, là tầng nước bên dưới vỏ trái đất, nó lưu thông trong rãnh nứt của địa cầu, trong các lớp đá bên dưới lớp vỏ trái đất, là tầng lưu thông huyết mạch của đất để dưỡng khí, dưỡng chất cho sự sống trên bề mặt trái đất.
-1. Tầng vỏ trái đất, có thể gọi là tầng mộc, là tầng duy trì mọi sự sống trên hành tinh.
0. Là bề mặt trái đất, là tầng của sự giao hoà giữa khí âm và khí dương làm cân bằng cho vạn vật được sinh sôi và phát triển, duy trì sự sống trên trái đất.
Trạng thái dương trong bố cục của thế giới bao gồm:
+1. Tầng đối lưu, tầng của mưa gió bão tuyết, là tầng của sự chuyển động tồn tại cả hai trạng thái sinh và diệt.
+2. Tầng bình lưu, tầng của sự dung hoà ổn định.
+3. Tầng trung lưu, hay còn gọi là tầng giữa, là tầng của sự thăng hoa.
+4. Tầng nhiệt quyển, hay còn gọi là tầng điện li là tầng của sự bứt phá và mở.
+5. Tầng ngoài hay còn gọi là tầng ngoại quyển là tầng của sự tiếp nối với vũ trụ tầng của vô cực, của sự giác ngộ, huệ minh.
Xét trong hệ Thái Dương thì bố cục thế giới với tổng diện tích tương đương 510 triệu km vuông. Trong đó diện tích đất liền là 149 triệu km vuông, mặt biển có diện tích là 361 triệu km vuông. Độ nghiêng của trái đất là 23,4 độ. Được phân chia bởi 4 đại dương và 5 châu lục.
Trong đó:
– Bắc Mỹ thuộc hướng tây bắc cung càn.
– Nam mỹ thuộc hướng tây nam cung khôn.
– Phía nam của bắc mỹ và phía bắc của nam mỹ hướng chính tây thuộc cung đoài.
– Châu âu nằm ở hướng bắc và bắc đông bắc, thuộc cung khảm.
– Phía Nam châu phi ở hướng nam, nam đông nam thuộc cung ly.
– Châu úc ở hướng đông nam thuộc cung tốn.
– Châu á gồm phía đông nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc ở hướng đông bắc thuộc cung cấn.
– Phía nam Trung Quốc, và toàn bộ đông nam á nằm ở hướng đông thuộc cung Chấn.
Từ bố cục thế giới này ta có thể định hướng phát triển nghành nghề sao cho phù hợp với vận khí của mỗi quốc gia, đảm bảo tính nguyên tắc của địa lý phong thuỷ.

Phần 6:
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHONG THUỶ TRUNG QUỐC

Trung Quốc sở hữu diện tích giống như một con Gà hoặc con Phụng Hoàng nhìn ra biển đông nhưng bị thiếu chân, chính vì điều đó mà các nhà phong thuỷ Trung Quốc có quan điểm rằng họ phải thôn tính được khu vực đông nam á và biển đông để con Gà có đủ chân tiến ra thái bình dương hoành hành thế giới?!
Ngày 13-5-2015 trên báo Washington ông DanielRussel trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ phụ trách khu vực đông nam á khi trả lời phỏng vấn có nói: “Việc lấp đảo của Trung Quốc tại Trường Sa đã làm phạm phong thuỷ khu vực đông nam á việc này như một sự uy hiếp các nước trong khu vực là một việc làm không phù hợp”.
Sau trả lời phỏng vấn này thì các nhà phong thuỷ Trung Quốc chửi Mỹ đã ăn cắp trí tuệ của người Trung Quốc, họ phân tích Bản đồ Trung Quốc là con Gà Trống nhìn ra biển, nước Nhật như một con sâu và con Gà ăn con Sâu giống như Cá to ăn Cá bé, Cá bé ăn con Tôm con, và Tôm con ăn cát ở biển là quy luật tự nhiên?! Và Trung Quốc là một nước lớn nên họ đi đúng quy luật không trái với ý trời?! Họ nói đường 9 đoạn ở Biển Đông là giúp cho con Gà có chân để bảo vệ hoà bình thế giới?! Họ còn nói đông nam á mấy nghìn năm không có ai phụ trách, vì họ tản ra nên thiếu cơ sở ổn định thiếu Trấn về phong thuỷ nên Trung Quốc dùng “Đảo Chữ Thập” để làm điểm trấn như một Thái Cực đối trọng với Châu Úc. Nó chỉ là rất nhỏ so với các cái móng con Gà! Và nó chỉ là chỗ cho các lãnh đạo và lính Trung Quốc vui chơi! Sau khi điều chỉnh được Nam Hải thì họ sẽ điều chỉnh phong thuỷ của mặt Trăng và thái dương hệ?! Họ châm biếm nước Mỹ đã không biết gì lại còn dám nói Phong Thuỷ với người Trung Quốc!
Dựa vào những lý lẽ trên mà rất nhiều nhà phong thuỷ “ưu tú” của Trung Quốc đã tư vấn cho giới lãnh đạo Bắc Kinh điên cuồng và mong muốn con Gà (Phụng Hoàng) có chân đi ra biển lớn để chiếm cả Thái Bình Dương!
Qua đó ta thấy rõ ràng Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý đồ chiếm lĩnh Biển Đông và thôn tính Việt Nam, điều này để thấy được sự nguy hiểm về ý thức hệ truyền kiếp của người Trung Quốc. Do vậy không chỉ riêng Việt Nam mà cả khu vực đông nam á cần phải biết phải hiểu về những tham vọng vô đối của người Trung Hoa!
Sưu tầm!!!