Lễ tạ mộ là một nghi lễ truyền thống mang ý nghĩa lớn, vào ngày này con cháu sẽ thực hiện các công việc dọn dẹp. Sau đó là cúng kiến, để tạ mộ người thân đã mất. Đây là một nghi thức khá quan trọng trong các phong tục, tập quán ở nước ta. Để hiểu rõ hơn về phong tục này, cũng như biết thêm về văn khấn thần linh ngoài mộ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin để giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này nhé.
Lễ tạ mộ là gì?
Lễ tạ mộ được diễn ra với ý nghĩa vô cùng quan trọng trong truyền thống dân tộc ta. Với mục đích là cúng kiến, cảm tạ ơn trên, các bậc tiền nhân, các vị thần linh. Mong muốn gửi lòng thành tôn kính, cảm tạ vì đã đem đến cuộc sống bình yên, những điều may mắn.
Xem thêm:
Tạ mộ là một nghi lễ quan trọng trong các phong tục tập quán của người dân Việt Nam
Hơn nữa, các nghi lễ tạ mộ còn là dịp để người ta cầu mong những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống. Cầu bình an, cầu may mắn, hạnh phúc, sức khỏe, tài lộc cho gia đình. Là dịp để khẩn cầu sự phù hộ từ các vị thần linh, từ bậc tiền nhân, từ người thân đã mất.
Đối với truyền thống người dân ta, có rất nhiều dịp lễ tạ mộ, tùy vào mục đích, thời điểm nhất định. Những quan trọng nhất là hai nghi lễ tạ mộ cuối năm và lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong.
Lễ tạ mộ cuối năm
Nghi thức lễ tạ mộ cuối năm được diễn ra vào những ngày cuối năm, khi chuẩn bị đến tết Nguyên đán. Đây là một dịp để con cháu dọn dẹp, phát quang quanh mộ người đã mất sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó bài cúng và thắp hương. Nhằm thể hiện sự tôn kính, sự tin tưởng vào một cuộc sống ở bên kia thế giới của người đã mất.
Văn khấn ngoài mộ là gì?
Văn khấn ngoài mộ được xem như một bài cúng tạ thần linh để trình bày về các nội dung nghi lễ. Thường sẽ có cấu trúc các phần: Kính lạy quan thần thổ địa, thần linh; Phần tiết chủ; Lý do tạ mộ; Phần cầu; Phần tạ.
Văn khấn thần linh ngoài mộ phải được đọc rành mạch, rõ ràng
Với bài văn khấn, thì mỗi nghi thức tạ mộ với mục đích khác nhau sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc bài văn khấn thì đều có các phần như nhau. Người đọc văn khấn phải nắm rõ, thuộc lòng, hoặc có thể đọc trôi chảy bài văn khấn. Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, không quá to, đủ cho người đọc có thể nghe được giọng mình.
Quy trình chuẩn bị văn khấn thần linh ngoài mộ
Để chuẩn bị thật tốt cho nghi lễ tạ mộ thì các gia chủ lưu ý cần làm đúng theo các quy trình.
Sắm lễ tạ mộ
Lễ tạ mộ thường không cần phải quá hoành tráng. Tùy vào lòng thành, điều kiện gia chủ mà có những vật lễ có thể khác nhau và chênh lệch về giá trị. Tuy nhiên, đều cần phải có đầy đủ các vật dụng như sau:
Sắm lễ tạ mộ không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ các vật lễ theo yêu cầu
- Hương (nhang thơm), đèn.
- Hoa tươi, thường thì người Việt ta hay dùng bông cúc, vạn thọ, hoa ly. Có thể sử dụng cả hoa hồng tùy vào mục đích và thời điểm tạ mộ.
- Trầu cau được chuẩn bị, cắt tỉa sẵn. Có thể tỉa trầu và gói trầu luôn nếu bạn muốn mâm lễ đẹp mắt và chu đáo.
- Giấy tiền vàng bạc, quần áo giấy sao cho tương ứng. Nếu phần mộ đó là nữ thì mua quần áo, trang sức giấy. Còn là nam có thể mua thêm các vật như giày dép, điện thoại giấy tùy vào gia chủ.
- Mâm lễ cần phải có ít nhất là phần rượu và phần thịt. Sử dụng rượu nếp trắng, một khoanh chân giò hoặc gà luộc. Có thể chuẩn bị thêm nếu gia chủ có điều kiện.
- Hoa quả tươi, trà và bánh kẹo.
Đọc văn khấn lễ vong linh
Sau khi sắm lễ tạ mộ, bạn cần sắp xếp đầy đủ và đúng các hướng. Các vật lễ phải để đúng chỗ, đúng hướng. Sau đó tiến hành đọc văn khấn lễ vong linh. Đọc văn khấn còn phải lưu ý về giọng đọc, về các nghi thức như khấn vái, lạy.
Quá trình đọc văn khấn, con cháu có mặt phải thực hiện theo hướng dẫn của người đọc. Nghiêm túc, giữ được trạng thái trang nghiêm. Hai tay chắp lại phía trước ngực, khẩn cầu thành tâm.
Nguyên văn bài cúng tạ mộ
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn Hóa – Thông Tin)
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.
– Con kính lạy hương linh cụ:…………………..
Hôm nay là ngày…….. tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:…………..
Ngụ tại:…………..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.
Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………
Kỵ nhật là…
Có phần mộ táng tại…………
Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương.
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!”
Văn khấn thần linh ngoài mộ là rất quan trọng trong các nghi lễ tạ mộ. Vì thế mà gia chủ cần phải lưu ý sắm lễ, chuẩn bị văn khấn chính xác.