Việt Nam là một đất nước đa văn hóa với nhiều phong tục, tập quán lâu đời. Về tục lệ mai táng, cúng 49, 100 ngày cũng là một trong những phong tục của người dân ta. Thế nhưng, có bao giờ bạn thắc mắc không biết vì sao phải cúng 49 ngày cho người đã mất. Cúng 49 ngày với mục đích gì? Cách thức và vật lễ cúng 49 ngày gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Ý nghĩa của thủ tục cúng 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày cho người đã mất là một phong tục của người Việt dựa trên thuyết của Phật Giáo. Theo Phật giáo, người đã mất đi không hoàn toàn là đã chết. Mà linh hồn họ sẽ tạm rời thân xác, trải qua âm tỳ địa phủ để đến nơi cực lạc, đầu thai kiếp khác.

Và theo như trong các sách Phật giáo ghi lại, linh hồn người chết phải đi qua 7 lần phán xét. Mỗi lần phán xét kéo dài 7 ngày, tổng cộng là 49 ngày. Sau 49 ngày đó, linh hồn sẽ được siêu thoát và ngày 49 là cơ hội cuối cùng được về thăm người thân.

Xem thêm:

  1. Hướng dẫn bài khấn cúng cơm cho người mới mất
  2. Mẫu cột đá Ninh Bình đẹp

Cung-49-ngay-gom-nhung-gi-1

Cúng 49 ngày được xem như ngày giỗ đầu, hướng vong hồn người chết đến nương nhờ cửa Phật

Cúng lễ 49 ngày được xem như ngày giỗ đầu tiên của người đã khuất. Cúng 49 ngày còn được xem là cách giúp cho linh hồn người chết nhận ra hướng đi đúng đắn. Biết tìm về nơi cửa Phật để nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện, tâm hướng đẹp. Như vậy sẽ dễ siêu thoát mau chóng tái sinh, không còn vướng bận muộn phiền ở kiếp sống cũ.

Những điều cần lưu ý khi cúng lễ 49 ngày cho người đã mất

Cúng lễ 49 ngày thật ra rất quan trọng và có ý nghĩa đối với người dân ta. Vì thế mà các gia đình đều thực hiện cúng lễ 49 ngày khi gia đình có người mất. Dù có đau thương như thế nào, suy sụp như thế nào, thì lễ 49 ngày vẫn phải được diễn ra. Để tránh các rủi ro, hạn chế khi làm lễ 49 ngày. Thì gia chủ nên lưu ý một số điều khi tổ chức lễ 49 ngày.

Mâm lễ cúng 49 ngày cần những gì?

Theo như thuyết Phật giáo thì cúng lễ 49 ngày là giúp cho người đã khuất tìm được đường về cửa Phật. Giúp cho người quá vãng có thể nhẹ nhàng, thanh thản và chóng tái sinh kiếp mới. Vì vậy mà người ta thường hay cúng mâm đồ chay vào lễ 49 ngày người đã mất.

Theo Kinh Địa Tạng, việc sử dụng thịt, cá là phạm vào tội sát sanh. Nếu cúng đồ ăn từ thịt cá sẽ khiến cho quá trình siêu thoát không được trọn vẹn. Người đã khuất có thêm tội lỗi sâu nặng hơn ở bên kia thế giới. Vì vậy một mâm đồ ăn chay là thiết thực và hợp lý nhất.

Cung-49-ngay-gom-nhung-gi-2

Tùy theo mỗi người có những quan niệm khác nhau mà có mâm lễ cúng 49 ngày khác nhau.

Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị đầy đủ hương, hoa, bánh kẹo, trái cây tươi, sữa, nước.

Về các thủ tục thì cần có 15 xấp tiền, vàng, bạc. 2 đến 3 bộ quần áo cho người đã khuất. Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà có thể mua thêm nhà, xe, điện thoại và các vật khác bằng giấy.

Nếu muốn chắc chắn hơn, gia chủ nên đến gặp các sư thầy, để xin hỏi ý kiến. Được góp ý về các vật lễ cúng kiến sao cho chu đáo và kỹ lưỡng. Những người có sự am hiểu về Phật giáo, về các nghi lễ. Sẽ hướng dẫn được cho bạn cách chuẩn bị và sắp xếp sao cho đúng, cho đủ nhất.

Những vật kiêng kỵ trong lễ cúng 49 ngày

Ngoài những vật lễ trong mâm cúng 49 ngày, thì bạn cũng phải lưu ý những vật kiêng kỵ. Trên mâm cúng tuyệt đối không được xuất hiện đồ uế tạc, đồ ôi thiu, đồ ăn dư thừa. Không được xuất hiện các vật sắc, nhọn. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với những người đã khuất. Nên các gia chủ đặc biệt lưu ý.

Các loại thịt như thịt mèo, chó, bò cũng không được để vào mâm cúng 49 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc Lương giáo thì họ vẫn nấu các món từ thịt đó để cúng. Xem như một mâm cơm cúng bình thường. Nhưng, theo truyền thống thì các món ăn từ các loại thịt đó vẫn là không nên sử dụng. Nhằm đem đến sự thuận tiện nhất cho người đã mất trên đường tìm về nơi cửa Phật.

Cung-49-ngay-gom-nhung-gi-3

Theo dân gian thì người ta quan niệm nên cúng đồ chay và kiêng các loại thịt

Đối với phong tục miền Bắc, thì ngày cúng lễ 49 ngày, người thân không được tùy tiện khóc. Mà sẽ khóc theo hướng dẫn của sư thầy. Tuy nhiên, việc người thân khóc trong lễ cúng 49 ngày được cho là sẽ khiến linh hồn vương vấn. Không nỡ đi xa và trở thành oan hồn vất vưởng mãi không siêu thoát được.

 

Cúng lễ 49 ngày là một thủ tục mang tính dân gian, truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Vì thế mà qua nhiều đời, người dân ta vẫn gìn giữ và xem nó như một nét văn hóa, một tập tục quan trọng. Và để lưu giữ lại cho đời sau, để có thể thực hiện được lễ cúng 49 ngày đúng cách nhất. Thì bài viết này sẽ rất giúp ít cho các gia chủ.