Nghi lễ cúng mãn tang là một nghi lễ mà người nhà có thể xả tang sau khi lo sau tang lễ người thân. Việc đeo tang là không bắt buộc, nhưng nó trở thành một nét truyền thống của người Việt. Đeo tang người đã mất để thể hiện lòng thành kính, tiếc thương cho người đó. Vì thế mà việc đeo tang, xả tang đôi khi cũng phải được thực hiện bằng nghi lễ long trọng.

Nghi thức xả tang là gì?

Nghi thức xả tang được xem là thời hạn đeo tang báo hiếu đã hết. Và người xả tang sẽ phải khấn, thực hiện nghi lễ theo sự hướng dẫn của sư thầy hoặc pháp sư. Sau đó đồ tang sẽ được đốt cháy thành tro bụi.

Xem thêm: 

  1. Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất là gì?
  2. Các mẫu cột đá Ninh Bình đẹp 

Nghi-le-cung-man-tang-1

Nghi thức xả tang là thời hạn đeo tang báo hiếu cho người thân mới mất đã hết

Việc đeo tang chính là một cách để con cháu thể hiện lòng thành kính, yêu thương đến người chết.  Và đến một khoảng thời gian, khi xả tang là thể hiện thời gian báo hiếu đã hết. Đó là việc cuối cùng mà những người còn sống có thể làm được cho người đã mất. Một cách thể hiện tình cảm, niềm thương nhớ của mình.

Nên để tang bao lâu?

Thời hạn để tang còn phải tùy thuộc vào mức độ thân thích của người đeo tang với người mất. Hiện nay, thì điều này cũng không còn quá quan trọng. Bởi nhiều trường hợp có thể xả tang ngay sau khi người đã mất được chôn cất đàng hoàng. Có nhiều người cho rằng, những ai đang mai thai, sắp thi cử, làm việc bên ngoài,.. Thì có thể xả tang sớm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc hàng ngày.

Thế nhưng trong tập tục của Việt Nam thì có hai lần xả tang hay lễ mãn tang. Đó là Đại Tang và Tiểu Tang.

Đại tang

Đại tang là thời gian để tang ba năm của mối quan hệ ruột rà thân thiết. Như người xưa nói, thì những người để tang 3 năm là con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi. Hoặc con dâu để tang cha mẹ chồng, cháu đích tôn để tang ông bà. Vợ để tang chồng cũng là một trong những trường hợp đại tang 3 năm.

Tiểu tang

Tiểu tang thi nói về việc các mối quan hệ xa hơn và được chia thành nhiều nhánh nhỏ.

  • Cơ niên: Cơ niên là thời gian để tang 1 năm của các mối quan hệ thân thiết. Như là cha mẹ để tang con, anh chị em để tang nhau. Con rể để tang ba mẹ vợ, chồng để tang vợ. Cháu trong gia đình để tang cho ông bà, cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.

Nghi-le-cung-man-tang-2

Tùy theo mỗi mối quan hệ gần xa với người đã mất mà mỗi người có thời gian đeo tang khác nhau

  • Đại công: Là thời hạn để tang 9 tháng của các mối quan hệ gia đình của những người đã lấy chồng, vợ. Như là ba mẹ để tang con dâu, con gái, anh chị em đã lập gia đình để tang cho nhau. Anh chị em con chú bác trong gia đình để tang cho người gia đình mình,…
  • Tiểu công: Mãn tang tiểu công là thời gian 5 tháng sau khi người mất. Dành cho con để tang mẹ ghẻ, anh chị em con chú bác đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay cháu để tang cho ông chú, bà thím, bà cô, bà dì, chú họ, cậu họ,…
  • Ti ma: Người xả tang ti ma sẽ thực hiện nghi lễ vào thời điểm 3 tháng sau khi tang lễ diễn ra. Là trường hợp bố mẹ vợ để tang con rể, cháu để tang cô cậu dì. Cháu chắt, chút, chít để tang ông cụ cố họ.

Những điều không nên làm trước khi xả tang

Trong quá trình để tang người thân đã mất, gia chủ thể hiện lòng tôn kính. Và đặc biệt phải nhớ những điều không nên làm, để tránh sai phạm, bị quở trách, xui rủi,…

Cưới hỏi

Cưới hỏi là một chuyện hệ trọng, nếu tổ chức cưới hỏi trong quá trình để tang thì sẽ không thuận lợi. Hơn nữa, việc để tang là thể hiện niềm nuối tiếc, đau buồn. Việc tổ chức cưới hỏi linh đình là không tôn trọng người đã khuất. Trong trường hợp buộc phải tổ chức lễ cưới, thì phải diễn ra bình lặng, không ồn ào, náo nhiệt.

Nghi-le-cung-man-tang-3

Gia chủ nên làm những điều căn dặn của sư thầy, thầy pháp sư trong quá trình đeo tang

Khai trương

Thực tế thì người đang để tang sẽ nên tránh đến các buổi tiệc, các buổi khai trương. Cũng không phải là thời điểm thích hợp để người mang tang tổ chức khai trương. Theo dân gian thì điều này đem đến sự xui rủi, làm ăn không thuận lợi, may mắn. Tuy là chưa có điều gì chứng minh cho giả thuyết này là đúng, nhưng hạn chế thì sẽ tốt hơn về sau.

Các nghi thức để tang, mãn tang là một việc không quá quan trọng. Nhưng khi đã để tang thì phải thật sự nghiêm túc và thành khẩn, thật tâm. Việc tổ chức nghi lễ cúng mãn tang phải được thực hiện dưới hướng dẫn của sư thầy, pháp sư. Những người có am hiểu, kiến thức về các nghi lễ này. Có như vậy mới tránh được các sai phạm với bề trên, giúp cho nghi lễ diễn ra đúng mục đích.